Mùa vàng đang trải dài trên khắp các thửa ruộng bậc
thang Hoàng Su Phì, khắp các núi đồi, làng bản, có thể làm hút hồn bất kỳ du
khách nào bởi những thửa ruộng bậc thang xa tít tắp tận chân trời, đã trở thành
danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa quốc gia với lịch sử hàng trăm năm, đồng thời
cũng là kiệt tác từ đôi bàn tay khéo léo cần mẫn , ẩn chứa nhiều giá trị văn
hóa truyền thống, lịch sử lâu đời của nhiều tộc người nơi đây.
Không gian ruộng bậc thang Hoàng Su Phì
Nằm ở phía Tây của tỉnh Hà Giang, Hoàng Su Phì được
biết tới là huyện vùng cao biên giới, với núi non trùng điệp, với những bản
làng lẩn khuất trong sương mù. Theo phiên âm tiếng Hán, “ Hoàng Su Phì” có
nghĩa là vỏ cây vàng, theo truyền thuyết của đồng bào La Chí, khi đất trời còn
gần nhau thì bất ngờ có một trận đại hồng thủy xảy ra, tất cả đều bị vùi lấp,
chỉ còn một loại cây màu vàng sống được và con người đã lấy loài cây ấy làm
nhà, từ đó người ta đã gọi hoàng su phì là miền đất vỏ cây vàng.
Hoàng Su Phì là miền đất vỏ cây vàng theo câu chuyện kể lại
Ở Hoàng Su Phì có khoảng 12 dân tộc anh em cùng sinh
sống, trong đó tập trung đông nhất phải kể đến người Nùng, Dao, Mông, và La
Chí. Cuộc sống nơi vùng cao chủ yếu gắn với ruộng nương và các công việc săn bắn,
hái lượm. Vậy nên từ xa xưa đồng bào các dân tộc nơi đây đã biết canh tác trồng
lúa nước , tạo nên các thửa ruộng bậc thang hùng vỹ trên các sườn núi giữa lưng
chừng trời. Những thửa ruộng bậc thang đó, không chỉ mang lại cho bà con cuộc sống
ấm no, mà nó còn làm nên tên tuổi của một mảnh đất trù phú, tươi đẹp, điểm du lịch
hấp dẫn đầy tiềm năng cho du khách đến miền cực Bắc của tổ quốc.
Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì đặc trưng với nhà và rừng, suối róc rách xung quanh
Những thửa ruộng bậc thang là kiệt tác, là công
trình nghệ thuật của người dân tộc ở Vùng cao đã bỏ bao công sức để tạo nên
công trình vỹ đại như thế này. Hệ thống ruộng bậc thang Hoàng Su Phì rất rộng,
nhưng chủ yếu nằm ở 6 xã: Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Bản Thùng, Xã Hồ Thầu, Nậm Ty,
và Thông Nguyên. Đây là những xã có danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang tiêu biểu,
được đánh giá vào loại đẹp nhất việt nam tại Hà Giang với lịch sử hàng trăm
năm, đồng thời nó cũng là giá trị lịch sử, văn hóa, công sức lao động cần cù và
sáng tạo của biết bao đồng bào dân tộc anh em nơi đây sinh sống và tồn tại. Vậy
nên ngày 16/09/2012, bộ văn hóa thể thao và du lịch đã chính thức công nhận 760
hecta trong tổng số hơn 3,000 hecta ruộng bậc thang của Hoàng Su Phì là di tích
quốc gia.
Ruộng bậc thang của Hoàng Su Phì là di tích quốc gia.
Ruộng bậc thang là hình thức canh tác trên đất dốc của
rất nhiều dân tộc tại việt nam và trên thế giới, do ở các vùng cao, miền núi hiếm
đất bằng để trồng lúa nước, nên người ta khắc phục bằng cách chọn sờn đồi, núi
có đất màu, rồi bậc tam cấp để tạo thành những vạt đất bằng sau đó tùy vào ý định
canh tác mà có thể để khô hoặc dẫn nước từ các đỉnh núi cao hơn về. Ruộng bậc
thang của mỗi dân tộc cũng khác nhau tùy theo địa bàn cư trú và phong tục tập
quán của họ.
Ruộng bậc thang của mỗi dân tộc cũng khác nhau tùy theo địa bàn cư trú và phong tục tập quán
Với Hoàng Su Phì do địa hình bị chia cắt bởi các dãy
núi cao và thấp dần theo hướng dòng chảy của sông chảy và sông bạc đã tạo thành
3 dạng địa hình đặc trưng là đồi núi cao, đồi núi thấp và thung lung hẹp, chính
điều kiện tự nhiên này đã tạo thành sự khác biệt của ruộng bậc thang hoàng su
phì so với các địa phương khác. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa ruộng xen giữa
nhà và rừng, khe suối . Có lẽ do địa hình đồi núi cao nên các bản làng sống rải
rác, địa bàn độc dốc lớn, nên bà con họ dựng nhà ngay cạnh, hoặc gần những thửa
ruộng bậc thang để tiện chăm bón, thu hoạch lúa, và họ bảo vệ rừng như bảo vệ mạng
sống của mình, bởi chỉ còn rừng mới giữ nước, ngăn lũ trong những mùa mưa, vậy
nên như một bức tranh thủy mặc giữa lưng chừng trời là những thửa ruộng bậc
thang vàng mê mải, xen lẫn giữa các mái nhà, và những trảm rừng xanh tươi tốt
Du khách háo hức với trải nghiệm mùa lúa chín tại Hoàng Su Phì
Nguồn nước canh tác cho các thửa ruộng bậc thang
Hoàng Su Phì đều dựa vào thiên nhiên, đều dựa vào rừng, suối nhỏ dẫn nước vào
ruộng. Để tạo được những triền ruộng với hàng chục, vài chục bậc thang không phải
công việc của một năm hay vài năm mà là một quá trình lâu dài từ đời này qua đời
khác
Mỗi ngày ngắm mây lúa bảng lảng trong sương sớm bình minh là quên hết muộn phiền
Không có kết luật chính xác ruộng bậc thang Hoàng Su
Phì có từ bao giờ, tuy nhiên đến với bản làng của người La Chí, một trong những
dân tộc sống ở vùng núi giáp biên cao nhất ở Hoàng Su Phì, bên bếp lửa chúng
tôi đã được nghe ông Vương Văn Minh (Xã Bản Máy, Huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang),
một cụ già cao tuổi trong làng kể cho nghe rất nhiều những huyền tích về ruộng
bậc thang của cư dân nơi đây. Những huyền tích đó, dường như là sợi dây liên kết
giữa các thế hệ, cũng là niềm tự hào của đồng bào các dân tộc, đã góp phần tạo
ra một Hoàng Su Phì hùng vỹ, có phần kỳ bí với những thửa ruộng bậc thang uốn
lượn trải dài ra các triền núi đến tận chân trời mang lại những mùa vàng no ấm.
Những huyền tích về ruộng bậc thang HSP được viết nên bởi đồng bào các dân tộc nơi đây
Từ bao đời nay, những người Dao, người Tày, người
Nùng, La Chí, hay người Mông nơi đây vẫn gắn bó với công cụ lao động thô sơ và
giản dị từ những dao, liềm, cuốc xẻng, lưỡi cày, …các thửa ruộng bậc thang đã dần
hình thành qua bao năm tháng giúp bà con làm ra hạt ngô, hạt lúa, hay chặt cây,
cất nhà. Cũng vì thế mà nghề rèn được truyền
qua đời này sang đời khác, các công cụ lao động hàng ngày, được tái sinh
qua những ngọn lửa, qua đôi bàn tay rắn chắc của người thợ rèn
Một mùa vàng bội thu chờ đón du khách trải nghiệm ở Hoàng Su Phì